Giới thiệu
Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng, thuộc Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng, được hình thành vào năm 2017. Văn phòng bộ môn đặt tại phòng H204, Cơ sở Dược, Trường Đại học Lạc Hồng.
Với đội ngũ gồm 1 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh, 9 Thạc sĩ và 1 kỹ thuật viên, Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng tự hào sở hữu nguồn nhân lực chuyên môn cao, tâm huyết với công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong hành trình đào tạo sinh viên ngành Dược, trang bị nền tảng kiến thức vững chắc từ cơ bản đến chuyên sâu. Nội dung giảng dạy bao gồm: dược lý học các nhóm thuốc, kỹ năng thiết kế và triển khai các thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật, phân tích và tư vấn sử dụng thuốc an toàn – hiệu quả trong điều trị, nhận diện và xử trí các tương tác thuốc cũng như phản ứng có hại của thuốc.…
Bên cạnh hoạt động giảng dạy, Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng còn tăng cường liên kết với các bệnh viện để tổ chức cho sinh viên tham quan thực tế, trải nghiệm môi trường lâm sàng và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu. Nội dung hợp tác tập trung vào các đề tài đánh giá việc sử dụng thuốc trong thực hành, cũng như phân tích hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng đối với quá trình điều trị của bệnh nhân.
Bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần:
Đối tượng giảng dạy: Sinh viên hệ đại học chính quy và liên thông đại học, học viên chuyên khoa 1 chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng.
Nghiên cứu khoa học
Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn nhằm hướng đến việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Đồng thời, chúng tôi hướng đến việc phát huy vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc đồng hành cùng đội ngũ y tế nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Trong những năm qua, các đề tài nghiên cứu của bộ môn tập trung vào các hướng sau:
Trang thiết bị
Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng có 02 phòng thực hành gồm:
Cả hai phòng thực hành được trang bị đầy đủ các dụng cụ/thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu, bao gồm:
Danh mục thiết bị trong Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng
Hình ảnh thiết bị:
Phòng thực hành Dược lý
Hình 1. Máy đo huyết áp đuôi chuột CODA® High Throughput System, Mỹ
Máy đo huyết áp đuôi chuột là thiết bị chuyên dụng dùng để đo huyết áp không xâm lấn trên chuột thử nghiệm, giúp thu thập dữ liệu một cách an toàn, không cần hy sinh chuột, giúp đảm bảo y đức trong nghiên cứu. Thiết bị được trang bị hệ thống đo 8 kênh, cho phép theo dõi huyết áp đồng thời trên nhiều cá thể, từ đó nâng cao độ tin cậy và tối ưu hóa thời gian trong các nghiên cứu sàng lọc tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp.
Hình 2. Máy đo thể tích chân chuột Plethysmometer, model 37215, Hãng Ugo Basile, Ý
Máy đo thể tích chân chuột là thiết bị chuyên dụng được sử dụng để định lượng mức độ phù nề bàn chân chuột sau khi gây viêm. Chỉ số thể tích bàn chân là một tiêu chí đánh giá khách quan và quan trọng trong việc xác định hiệu quả chống viêm của các thuốc thử nghiệm.
Hình 3. Máy lọc tế bào Sonics, Mỹ
Máy lọc tế bào là thiết bị hỗ trợ tách và thu nhận dịch tế bào từ các mẫu mô sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế tác dụng của thuốc ở cấp độ phân tử.
Hình 4: Máy li tâm lạnh Rotina 300R, Hettich - Đức
Thiết bị dùng để phân tách các thành phần trong mẫu sinh học (huyết thanh, mô…) trong điều kiện nhiệt độ thấp (có thể đạt nhiệt độ - 200C) gíup mẫu được bảo toàn tối đa trong quá trình li tâm và giảm số lần li tâm.
Hình 5: Bếp cách thủy
Bếp cách thủy (8 chỗ) giúp ổn định nhiệt độ dung dịch, mẫu sinh học hoặc hóa chất ở nhiệt độ xác định, thường dùng trong phản ứng enzyme hoặc thử nghiệm cần kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ.
Hình 6: Bể siêu âm
Bể siêu âm hỗ trợ làm sạch dụng cụ, tách mẫu tế bào hoặc trộn đồng nhất hỗn hợp. Thiết bị sử dụng sóng siêu âm tần số cao, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho mẫu.
Hình 7: Tủ sấy đối lưu
Tủ sấy đối lưu là thiết bị dùng để làm khô mẫu, dụng cụ thí nghiệm hoặc bảo quản mẫu ở nhiệt độ ổn định trong thời gian dài. Nhờ cơ chế đối lưu không khí, tủ đảm bảo nhiệt độ phân bố đồng đều trong khoang sấy, giúp tăng hiệu quả làm khô và giảm sai số giữa các mẫu. Thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong thực hành dược lý – dược lâm sàng để sấy khô dụng cụ thủy tinh, mẫu mô hoặc các sản phẩm sau thí nghiệm, góp phần đảm bảo độ chính xác và tính lặp lại của các phép thử nghiệm.
Hình 8: Cân phân tích
Cân phân tích dùng để cân chính xác các vi lượng hóa chất và hoạt chất trong các thí nghiệm tiền lâm sàng. Với độ chính xác cao, cân phục vụ trong quá trình pha chế dung dịch, điều chế mẫu thử và chuẩn bị các dung dịch chuẩn dùng trong thử nghiệm.
Hình 9: Cân kỹ thuật
Cân kỹ thuật dùng để cân hóa chất với độ chính xác phù hợp cho các công đoạn chuẩn bị mẫu nhanh trong phòng thí nghiệm, đặc biệt trong các thử nghiệm định lượng đơn giản.
Phòng thực hành Dược lâm sàng
Hình 10: Phòng thực hành Dược lâm sàng
Hình 11: Sách và dụng cụ phục vụ cho giảng dạy thực hành Dược lâm sàng
Phòng Thực hành Dược lâm sàng được đặt tại cơ sở chính của khoa Dược với sức chứa khoảng 50 sinh viên trong một buổi học. Phòng thực hành rộng rãi thoáng mát với hệ thống bàn – ghế hiện đại phục vụ cho việc học tập, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Phòng còn được trang bị hệ thống máy tính – màn hình tivi SONY hiện đại và hệ thống máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên hàng ngày, hơn 30 đầu sách và tài liệu tham khảo trong và ngoài nước cùng hệ thống mạng Wifi – Internet tốc độ cao hỗ trợ việc tra cứu thông tin nhanh trong học tập và thi cử. Hệ thống máy lạnh hiện đại công suốt cao tạo không khí mát mẻ, thoải mái cho sinh viên trong phòng học. Ngoài ra, phòng thực hành còn có các thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập như bút tiêm insulin, dụng cụ hít thuốc trong điều trị bệnh lý hô hấp... Phòng luôn đáp ứng đầy đủ các dụng cụ sơ cấp cứu - bảo hộ an toàn phòng thí nghiệm.